Hướng dẫn sử dụng máy ép chậm đúng cách và hiệu quả
Máy ép chậm đang tạo nên cơn sốt trong cộng đồng các chị em đam mê “sống xanh” là bởi chúng tạo ra những ly nước ép trọn vẹn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nhưng để lựa chọn được một chiếc máy ép chậm phù hợp với nhu cầu vốn đã khó, sử dụng ra sao, bảo vệ máy như thế nào, ép những loại rau củ quả sao cho đúng cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm. Bởi việc sử dụng máy đúng cách cũng như ép những loại rau củ trái cây phù hợp quyết định rất lớn đến tuổi thọ của máy.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy ép chậm hiệu quả cũng như nhưng loại rau củ trái cây bạn nên và không nên cho vào máy ép chậm.
Cách sử dụng máy ép chậm
Trước khi sử dụng
- Sơ chế nguyên liệu:
Với 2 bước cơ bản nhưng rất quan trọng khi ép nước từ máy ép chậm đó là rửa sạch rau củ trái cây và ngâm qua nước muối loãng, sau đó gọt vỏ (nếu cần), cắt khúc nhỏ và vừa để dễ dàng cho vào và máy ép thuận lợi để hoạt động.
Để có một ly nước ép thơm ngon, đảm bảo an toàn thì điều kiện tiên quyết là bạn phải sơ chế nguyên liệu một cách kỹ càng. Việc rửa sạch bụi bẩn và ngâm nước muối loãng giúp nguyên liệu sạch sẽ, không cặn sạn và loại bỏ vi khuẩn. Việc cắt nguyên liệu ở mức nhỏ và vừa giúp máy hoạt động trơn tru, không nên để nguyên quả hoặc cắt khúc quá dài với những loại rau quả nhiều xơ sẽ dễ làm máy bị kẹt hoặc máy sẽ cần một lực quá lớn để nghiền.
Cũng không nên cắt nguyên liệu quá nhỏ bởi nguyên lý hoạt động của máy chính là dùng trục xoắn để nghiền ép, nếu nguyên liệu quá nhỏ có thể mắc kẹt vào khen trục xoắn mà không thể đi xuống và thoát ra ngoài. Thêm vào đó, nhiều người thường tiếc phần bã thải ra vẫn còn một chút nước nên đưa vào máy ép lần 2, việc làm này không chỉ không ép thêm được nước mà còn khiến trục vít của máy dễ bị kẹt hoặc hỏng hóc ảnh hưởng tuổi thọ của máy.
- Vệ sinh lại máy ép chậm trước khi sử dụng:
Dù sau lần sử dụng trước bạn đã vệ sinh máy sạch sẽ rồi, nhưng nếu để máy trong môi trường nhiều bụi bẩn thì có thể bạn nên vệ sinh lại máy một lần nữa. Việc vệ sinh trước khi sử dụng này không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần rửa lại bằng nước lọc là xong. Nên nhớ, hãy lau hoặc để các bộ phận của máy thật khô ráo nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ép.
Công đoạn lắp ráp máy ép sẽ khó khăn hơn với người lần đầu sử dụng, nhưng khi đã quen tay thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nên chú ý lắp máy thật chuẩn các khớp nối, khớp an toàn, nếu máy không hoạt động, hãy kiểm tra lại việc lắp rap một lần nữa nhé!
Trong khi sử dụng máy ép chậm
Dù là máy ép chậm nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian của bạn đâu, vì vậy, hãy thả từ từ nguyên liệu vào máy để trục xoắn có thể làm việc hiệu quả nhé. Kinh nghiệm là bạn nên đợi trục xoắn đưa hết nguyên liệu vào trong rồi mới cho thêm nguyên liệu khác để hạn chế tình trạng kẹt máy. Nếu máy xảy ra tình trạng kẹt, đừng để quá lâu, hãy nhấn nút để đảo chiều trục xoay cho đến khi máy hoạt động bình thường. Còn trường hợp máy bị kẹt đứng, hãy nhanh chóng tắt máy để xử lý, đừng để kẹt quá lâu dẫn đến hỏng động cơ.
Sau khi sử dụng máy ép chậm
Sau khi ép xong, phần bã nhỏ của trái cây rau củ chắc chắn còn lưu lại tại các khe rãnh nhỏ của máy. Việc chúng ta cần làm chính là tắt máy, tháo rời các bộ phận và vệ sinh sạch sẽ bằng nước và cọ chuyên dụng. Việc vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi ép xong vừa giúp đảm bảo vệ sinh cho những lần ép sau, vừa giúp các cặn bã không đọng lại, khô đi gây kẹt máy và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Sau khi rửa sạch và để khô ráo, hãy lắp lại máy nguyên trạng để cất đi, vừa giúp bạn tiết kiệm diện tích vừa tránh tình trạng mất mát các bộ phận, linh kiện của máy.
Những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng với máy ép chậm
Ưu điểm của máy ép chậm là bạn có thể ép đa dạng các loại rau của quả. Tuy nhiên, không phải loại rau củ quả nào cũng có thể ép được. Dưới đây là những loại quả bạn có thể cho vào máy và một số loại rau quả bạn không nên ép bằng máy ép chậm tránh kẹt máy và hỏng hóc.
Các loại rau củ quả mà bạn có thể ép bằng máy ép chậm là những loại quả mọng nước như: ổi, lê, táo, cam, dưa hấu, chanh, củ dền, dứa, các loại rau…
Đặc biệt, sự cải tiến của máy ép chậm so với máy ép nhanh truyền thống là bạn có thể ép nhiều rau hơn, nhất là các loại rau nhiều xơ: cải kale, cần tây, rau má… để mang lại những ly nước ép thơm ngon, giàu dưỡng chất.
Các loại quả bạn không nên đưa vào máy ép chậm là các loại quả có kết cấu đặc, bột như bơ, chuối… bởi vì bạn sẽ không thể ép được chút nước nào từ những loại quả này, ngược lại còn gây kẹt và hỏng máy. Thay vào đó, bạn có thể làm sinh tố hoặc smoothie để tận hưởng trọn vẹn dinh dưỡng từ những loại trái cây này.
Các loại trái cây chưa chín cũng hạn chế đưa vào máy bởi vì quá cứng khiến máy không thể ép được, cũng như các loại trái cây đông lạnh bạn cũng không nên cho vào máy nếu như công suất của máy yếu và máy không có chế độ làm kem. Có rất nhiều loại máy ép chậm công suất thấp thường không có chế độ làm kem, nếu bạn không tìm hiểu kỹ về máy ép chậm nhà mình mà tự ý dùng trái cây đông lạnh để làm kem thì rất có thể sẽ kẹt máy và hỏng máy bởi vì trái cây đông lạnh rất cứng và trục vít của máy không thể nghiền nát chúng được.
Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm
Để máy ép chậm hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của máy bạn cần phải lưu ý những điều sau:
Nên vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng tránh để lâu khiến các vết bẩn khô lại, đóng cặn khó tẩy rửa, hoặc các loại axit trong trái cây sẽ ăn mòn các bộ phận máy. Ngoài ra còn giúp giữ vệ sinh máy sạch sẽ, không sản sinh vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng nước ép.
Thời gian ép mà các nhà sản xuất khuyến cáo có thể lên tới 20-30 phút. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và duy trì tuổi thọ cho máy, bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Bởi vì máy hoạt động quá lâu sẽ gây nóng máy, mặc dù máy thường trang bị chế độ tự ngắt khi quá nhiệt, nhưng nếu sử dụng lâu dài rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng của máy.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm thông tin về cách sử dụng máy ép chậm sao cho thật an toàn và hiệu quả.
XEM THÊM:
>> So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh – Nên lựa chọn máy nào?
>> 8 lý do để sở hữu máy ép chậm ngay tại nhà
>> Hướng dẫn cách vệ sinh máy ép trái cây chậm sạch sẽ, hiệu quả
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.